Shop Đá May Mắn | damayman.comdamayman.vn

Đ/C: 180A Nguyễn Duy Dương, Phường 3, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh

Hotline : 0986 033 363 - 0938 519 169 ( Ms.Dung )

Mỗi người sẽ hợp với một màu sắc riêng, việc chọn màu đúng theo mạng sẽ mang tài lộc đến cho bản thân và gia đình.

Nhập năm sinh để xem mạng

 

 

 

 

 

 

 

Quan Công_Đức Quan Thánh Đế Quân ( Phần 1)

Tam Trấn Oai Nghiêm

 

Đức Phạm Hộ Pháp thuyết đạo tại Tòa Thánh, ngày 28-6-Mậu Dần (dl 25-7-1938), có giảng giải : Tại sao thờ Tam Trấn Oai Nghiêm ?

" Bởi Hạ nguơn cận mãn, nhơn vật đổi dời, đạo đức nhơn nghĩa luân lý cang thường đều bị lượn sóng văn minh vật chất làm hư hoại. Tam giáo đã thất chơn truyền do nơi tay phàm canh cải thành ra dị đoan bất chánh, nên Đức Chí Tôn khai Đại Đạo là cơ quan chuyển thế, phục lại Thượng nguơn cho thuận theo lẽ tuần hoàn qui cổ.

Quan Thánh Đế Quân, hay gọi đầy đủ là : Đức Hiệp Thiên Đại Đế Quan Thánh Đế Quân, là Đệ Tam Trấn Oai Nghiêm, đại diện Đức Khổng Tử, cầm quyền Nho giáo trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.


Trên tấm diềm trước Bát Quái Đài Tòa Thánh, tượng của Đức QuanThánh Đế Quân với tư thế đang ngồi xem sách Xuân Thu, ở về phía tay trái và bên dưới của Đức Khổng Tử, gần bìa phía trái, thuộc bên Nam phái.

 



Ngài có nhiều danh hiệu, xin kể ra sau đây các danh hiệu thường gặp : Quan Công, Quan Thánh, Quan Đế, Nhân Đức Thánh Quân, Phục Ma Đại Đế, Thần Oai Viễn Trấn, Phật Già Lam, Cái Thiên Cổ Phật, . . . Ngài giáng trần nơi nước Trung Hoa vào cuối thời nhà Hán, họ Quan, tên Võ (hay Vũ), tự là Thọ Trường, sau đổi lại là Vân Trường, người đất Giải Lương, tỉnh Hà Đông (có sách chép Ngài sinh tại Bồ Châu).


Theo Trung quốc Sử lược, Ngài bị giết chết năm 219 sau Tây lịch, và theo truyện Tam Quốc Chí, Ngài bị Tôn Quyền xử trảm, năm đó là năm Kiến An thứ 24, hưởng được 58 tuổi. Do đó, ta có thể suy ngược ra năm sanh của Đức Quan Thánh là : 219 - 57 = 162 sau Tây lịch.


Vậy, Đức Quan Thánh sanh năm 162 và mất năm 219 sau Tây lịch, hưởng thọ 58 tuổi. Theo sách Minh Thánh Kinh, thân phụ của Quan Võ là Quan Nghị, tự là Đạo Viễn, Ông nội là Quan Thẩm tự là Vân Chi, và Ông Cố là Quan Long Phùng.


Theo truyện Tam Quốc Chí, Quan Võ đi đến Trác Quận, thì gặp Lưu Bị và Trương Phi. Lưu Bị nhìn Quan Võ thấy Quan Võ mình cao 9 thước, mặt đỏ như thoa son, mắt phượng mày Ngài, tướng mạo đường đường, oai phong lẫm lẫm, liền mời nói chuyện để làm quen. Quan Võ tự giới thiệu : Tôi họ Quan, tên Võ, tự là Vân Trường, người đất Giải Lương, tỉnh Hà Đông. Nhân vì vùng tôi có một tên thổ hào ỷ thế hiếp đáp dân lành, tôi nổi giận giết nó, rồi bỏ đi lánh nạn. Tôi phiêu bạt giang hồ đã hơn 5 năm, nay nghe có giặc Khăn Vàng (Huỳnh Cân) nổi lên quấy nhiễu, nên muốn đầu quân trừ giặc, cứu an bá tánh.


Lưu Bị và Trương Phi cũng đem chí nguyện của mình tỏ bày, thì 3 người rất hợp chí hướng, đồng kéo nhau về nhà Trương Phi gần đó. Trương Phi nói :


- Muốn làm nên việc lớn, cốt phải hiệp sức đồng tâm. Sau nhà tôi có một Vườn Đào (Đào Viên) đang tiết nở hoa rất nhiều, ngày mai chúng ta đến đó tế cáo Trời Đất, kết nghĩa làm anh em.


Lưu Bị (Lưu Huyền Đức) và Quan Võ (Quan Vân Trường) đều cho lời nói của Trương Phi (Trương Dực Đức) là phải. Ngày hôm sau, Trương Phi sai gia nhân mổ trâu đen, ngựa trắng, bày đủ lễ nơi Đào Viên, ba người đứng trước Hương án, vái mỗi người 2 vái, rồi cùng nhau thề rằng :


" Ba chúng tôi là Lưu Bị, Quan Võ, Trương Phi, tuy khác họ, nhưng kết làm anh em, quyết đồng tâm hiệp lực cứu khổn phò nguy, trên báo đáp quốc gia, dưới giúp yên bá tánh. Chúng tôi không mong được sanh cùng năm cùng tháng cùng ngày, chỉ nguyện được chết cùng ngày cùng tháng cùng năm. Hoàng Thiên Hậu Thổ chứng giám lời thề nầy, ai bội nghĩa có Trời Đất tru diệt." Thề xong, 3 người so tuổi nhau, Lưu Bị 28 tuổi, lớn tuổi nhứt nên làm Anh cả, Vân Trường làm thứ và Trương Phi làm em út.


Trương Phi sai gia nhân bắt trâu dê trong chuồng làm thịt đãi tiệc tại Vườn Đào, tập trung tất cả các tráng sĩ trong vùng đến ăn uống. Các tráng sĩ tề tựu có tới hơn 300 người, vui say một bữa thật no nê. Hôm sau, mọi người chia nhau đi thu thập khí giới. Mọi việc tạm yên, chỉ hiềm còn thiếu ngựa trận để cỡi. Trong lúc lo tính, bỗng có người chạy vào báo : " Có 2 người khách thương cùng đoàn tùy tùng dẫn theo bầy ngựa khá đông đang đi về hướng trang trại nầy."


Lưu Bị nói : " Đây là Trời giúp ta."


Ba anh em vội ra khỏi trại. Hai vị khách thương nầy chính là thương gia lớn ở đất Trung Sơn, một người tên là Trương Kế Bình, một người tên là Tô Song, hàng năm thường lên mạn Bắc mua giống ngựa khỏe đem về bán ở Trường An. Nay vì miền nầy có giặc, nên không thể đem ngựa đi được. Lưu Bị hối dọn tiệc đãi đoàn khách thương, rồi đem ý muốn chống giặc cứu dân của mình ra bày tỏ. Hai vị khách thương vui lòng hiến cho 50 con ngựa khỏe, lại tặng thêm 500 lượng vàng bạc, và 1000 cân thép tốt để rèn binh khí và làm giáp trụ.


Khách cáo từ. Lưu Bị tạ ơn, và tiễn chân khách đến mấy dặm đường mới trở về. Sau đó, Lưu Bị cậy thợ rèn giỏi chế tạo một đôi Song Cổ kiếm; Quan Võ thì một cây đại đao Thanh Long Yển Nguyệt, còn gọi là Lãnh Diệm Cứ nặng 82 cân (Thanh Long là Rồng xanh, Yển nguyệt là trăng khuyết nửa vành), Trương Phi rèn một cây Xà Mâu gọi là Bát Điểm Cương Mâu.


Ai nấy đều trang bị cương giáp, rồi kéo 500 quân dũng sĩ đến ra mắt Thái Thú Lưu Yên. Lưu Yên hỏi danh tánh, 3 anh em đều xưng rõ tên họ, riêng Lưu Bị còn nói cho Lưu Yên biết rằng mình là tông phái Hoàng gia. Lưu Yên mừng rỡ, nhận Lưu Bị tức là Lưu Huyền Đức làm cháu. Vào thành được vài hôm thì có tin quân thám thính về báo : " Tướng giặc Khăn Vàng là Trình Viễn Chí thống lãnh 5 vạn quân kéo đến quấy nhiễu Trác Quận."


Lưu Yên liền sai Châu Tỉnh dẫn 3 anh em Lưu Bị cùng 500 quân dũng sĩ đi trước phá giặc. Anh em Lưu Bị không hề ngần ngại, lãnh quân đi tiền đạo trực chỉ đến chân núi Đại Hưng, vì vừa thấy quân giặc kéo tới đó. Lưu Bị thúc ngựa ra trận, bên tả có Quan Võ, bên hữu có Trương Phi yểm hộ. Lưu Bị giơ roi mắng giặc : " Đồ phản loạn, đừng hòng múa rối, hãy xuống ngựa đầu hàng cho sớm."


Tướng giặc Khăn Vàng Trình viễn Chí nổi giận, sai Phó tướng ra đánh. Đặng Mậu vừa xông ra thì Trương Phi thình lình lướt tới, đâm cho một xà mâu trúng ngay ngực, ngã lăn xuống ngựa chết liền. Thấy Phó tướng của mình chưa ra tay đã bị hại, Trình viễn Chí liền múa đao xông tới đánh Trương Phi. Quan Võ liền vung đao cản lại. Uy lực của Quan Võ rất mạnh khiến Trình viễn Chí sợ hãi, trở tay không kịp, bị Quan Võ vớt một đao đứt làm 2 đoạn.


Đó là lần đầu tiên 3 anh em Lưu Bị, Quan Võ và Trương Phi ra trận chiến thắng vẻ vang. Nhờ công tham gia dẹp giặc Khăn Vàng, vua Hán Hiến Đế triệu 3 anh em vào cung khen thưởng, nhận Lưu Bị là chú họ của vua, và phong chức là Tả Tướng Quân, còn Quan Võ và Trương Phi thì không kể đến. Do đó, nhiều người gọi Lưu Bị là Lưu Hoàng Thúc.


Bấy giờ, nơi triều đình, Đổng Trác chuyên quyền, phế vua Hán Thiếu Đế, lập Trần Lưu Vương lên làm Hán Hiến Đế lúc mới 9 tuổi, Đổng Trác làm Tướng Quốc, nắm hết binh quyền. Các trấn chư Hầu không phục. Tào Tháo nhân cơ hội nầy, phát hịch kêu gọi các trấn chư Hầu đến họp binh tại Đức Châu, bàn việc trừ Đổng Trác. Các chư Hầu đồng tôn Viên Thiệu lên làm Minh Chủ.


Đổng Trác sai một dõng tướng là Hoa Hùng cất quân đánh chư Hầu. Các tướng của chư Hầu không ai đánh lại Hoa Hùng, còn đang lúng túng, thì bỗng có tiếng nói : " Kẻ bất tài nầy xin lấy đầu của Hoa Hùng về dâng dưới trướng."


Mọi người nhìn lại thấy người mới nói đó là Quan Võ, em của Lưu Bị, đang đứng hiên ngang chờ lịnh.


Tào Tháo sai quân rót một chén rượu nóng thưởng Quan Võ trước khi lên ngựa ra trận. Quan Võ nói : " Xin cứ rót rượu, tôi sẽ trở về ngay." . Dứt lời, Quan Võ bước ra ngoài, cầm Thanh Long đao phi thân lên ngựa bay ra mặt trận.


Các trấn chư Hầu ngồi trong trướng, nghe bên ngoài trống trận vang rền, quân sĩ hò hét như sấm dậy. Các quan đều lo sợ định cho người ra thám thính xem sao thì bỗng nghe tiếng nhạc ngựa trở về reo lên trước trướng. Quan Võ hiện ra uy phong lẫm liệt, tay cầm thủ cấp Hoa Hùng ném xuống đất, rồi đưa tay cầm lấy chén rượu còn nóng hổi, uống một hơi.

Tìm Kiếm Nhanh

Who's Online

Hiện có 179 khách Trực tuyến
Message Us