Shop Đá May Mắn | damayman.comdamayman.vn

Đ/C: 180A Nguyễn Duy Dương, Phường 3, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh

Hotline : 0986 033 363 - 0938 519 169 ( Ms.Dung )

Mỗi người sẽ hợp với một màu sắc riêng, việc chọn màu đúng theo mạng sẽ mang tài lộc đến cho bản thân và gia đình.

Nhập năm sinh để xem mạng

 

 

 

 

 

 

 

Mùng 5,14,23 có phải là những ngày xấu không?

Mùng 5,14,25 có phải ngày xấu | damayman.com Đó là những ngày mà từ ngàn xưa Trung Hoa và Việt Nam ta quan niệm là những ngày xấu nên rất kiêng kỵ.  Những việc gả cưới, tang ma hoặc làm ăn, đi xa đều phải tránh.

Mùng năm, mười bốn, hăm ba
Là ngày nguyệt kỵ chớ nên ra đường

Hoặc:

Mùng năm, mười bốn, hăm ba
Đi sao về vậy, chẳng ra việc gì?

Nhưng rất ít người biết rõ nguồn gốc của ba ngày này xuất phát từ đâu và lấy cơ sở nào để cho là ngày xấu.
Theo sách lịch của Trung Quốc thì ba ngày này là ba ngày kỵ trong mỗi tháng nên được gọi là “Ngày nguyệt kỵ”.

Ngày này là ngày ở Trung cung (ngôi Trung ương ở Hà Đồ) mà Trung cung lại là ngôi vua và lấy số 5 làm biểu hiệu. Số 9 là cửu cung.

Đếm từ 1 đến 5 thì số 5 nhập vào Trung cung, rồi cộng thêm vào số cửu cung (tức là số 9) nữa thì được 14 cũng nhập vào Trung cung, cộng thêm số 9 nữa thì được 23 cũng lại nhập Trung cung nữa. Như vậy là ba lần đều nhập Trung ương (mùng 5, 14, 23)
Ngôi Huỳnh sát là hung sát ở Trung ương (trung cung), mà Thái Tuế (ngôi vua) lại chồng lên ngôi Huỳnh sát, cho nên kẻ dưới phải tránh người trên. Nếu không tránh mà phạm tới bề trên phải gặp hung lai.

Theo cuốn “Trâu kiết” có nói: các ngày kỵ đó, theo lời kinh dạy, đã do sắc của vua (Trung Hoa) bôi bỏ rồi nên chẳng phải câu nệ.Trái lại, theo sách Hiệp kỳ của nhà vua, xét thuyết giải trên cho là có lý nên vẫn để ý (tức là không bôi bỏ).
Nhưng thực tế thì những ngày này không phải là ngày xấu, vì đó là các ngày trong tháng mà nhà vua thường xa giá đi kinh lý hoặc tuần tra khắp hoàng thành. Trong ba lần đi của mỗi tháng thì chu kỳ của mỗi lần đi cách nhau 9 ngày.
Ngôi vua được biểu hiện bằng số 5 (còn gọi là ngũ phúc tức là 5 cái phúc: Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh). Lấy ngày mùng 5 của tháng là lần đi thứ nhất nên hết chu kỳ 9 ngày là lần thứ hai vào ngày 14 (lấy 2 chữ số 14 cộng lại = 5, được ngũ phúc). Rồi tiếp một chu kỳ 9 ngày nữa là lần thứ ba vào ngày 23 (lấy 2 chữ số 23 cộng lại cũng là = 5, ngũ phúc).

Theo tục lệ từ ngàn xưa của Tàu thì người dân không được quyền trông thấy mặt vua. Thậm chí các quan trong triều đình cũng còn chưa thấy mặt vua. Vì mỗi lần chầu đều phủ phục trong sân rộng cách xa chỗ vua ngồi mấy mươi mét, cúi đầu không dám ngước mặt lên. Chỉ có những cận thần và cận vệ mới được đối diện với vua mà thôi.
Do đó, khi xa giá của vua đi thì thần dân đều được lệnh phải đóng cửa ở trong nhà, không được lén dòm ngó hoặc lảng vảng ngoài đường nơi xa giá đi qua. Nếu không tuân lệnh mà rủi bị quan quân đường gặp thì sẽ bị chém đầu.
Vì vậy, dân gian truyền miệng nhau, phải kiêng kỵ ba ngày này để tránh sự xui xẻo gặp lúc vua đi mà gánh lấy tai họa. Rồi dần dần quá lâu ngày và vì mê tín nên ba ngày này trở thành ngày xấu phải kiêng kỵ đối với các việc có tính quan trọng (cưới gả, tang ma, làm ăn, xây nhà, đi xa…)

Hủ tục này của nước Tàu đã truyền sang Việt Nam ta từ thời Bắc thuộc, vua chúa nước ta cũng noi theo như thế, cho nên có chuyện Trạng Quỳnh nước Nam đã dùng nguyên những trái đậu đũa thật dài xào ăn để khi ăn phải ngước mặt lên mới bỏ được trái đậu vào miệng, đó là dịp trông thấy mặt vua.

Xét ra, nếu có xấu thì cũng không phải tại ngày đó mà chỉ tại một số ít người nào đó gặp phải vận xui ngẫu nhiên trùng hợp vào ngày đó mà những người mê tín vịn vào đó để cho là ngày xấu.

Giả thử, những người gặp hên trong những ngày đó như là trúng mánh, trúng số độc đắc… người ta giấu đi, mấy người mê tín đâu biết để mà cho là ngày tốt (hên).

Đó là chuyện ngày xưa còn hiện nay đã được hầu hết dân bỏ đi rồi.

Tìm Kiếm Nhanh

Who's Online

Hiện có 330 khách Trực tuyến
Message Us